Kunzit (Kunzite)

Tên kunzit được đặt theo tên nhà khoáng vật học người Mỹ G.F Kunz làm việc cho hãng Tiffany là người đầu tiên mô tả loại đá này vào năm 1902. Nguyên tố tạo màu cho kunzit là mangan, cũng giống như hidenit, màu của kunzit thường bị nhạt đi theo thời gian và khi chế tác kunzit cũng nên cắt mặt bàn vuông góc với trục dài của tinh thể.
Màu sắc Tím hồng, tím nhạt Độ trong suốt Thường trong suốt
Màu sắc vết vạch Trắng Chiết suất 1,660 – 1,681
Độ cứng 6,5-7 Lưỡng chiết suất +0,014 đến +0,016
Tỷ trọng 3,15-3,21 Độ tán sắc 0,017 (0,010)
Tính cát khai Rất hoàn toàn Tính đa sắc Rõ (tím ametit, đỏ nhạt, không màu).
Vết vỡ Không bằng phẳng, giòn
Thành phần hoá học LiAlSi2O6, silicat nhôm và liti Tính phát quang Mạnh ; đỏ vàng, da cam.
Hệ tinh thể Hệ một nghiêng, tinh thể dạng lăng trụ, dạng bảng, tấm. Phổ hấp thụ  

Nguồn gốc và phân bố: Kunzit cũng thường được thành tạo liên quan đến các thân pegmatit granit. Phân bố chủ yếu ở Brazil, Apganixtan, Miến Điện, Madagasca, Pakistan và Hoa Kỳ.

Các phương pháp xử lý và tổng hợp: Loại kunzit có màu tím lục hoặc nâu nhạt khi được xử lý nhiệt ở nhiệt độ 150oC thì màu sắc sẽ được cải thiện rõ rệt.

Các loại đá dễ nhầm với kunzit: Kunzit dễ nhầm với các loại đá có màu hồng hoặc tím như ametit, morganit, petalit, thạch anh hồng, rubelit, saphir, topaz và thuỷ tinh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây